Tải trọng gió trong tính toán cho kết cấu giàn không gian

Tải trọng gió là một trong những tải trọng quan trọng cần được áp dụng trong tính toán cho kết cấu giàn không gian. Đặc biệt là trong tính toán thiết kế kết cấu giàn không gian cao.

Tải trọng gió là gì

Trong thiết kế xây dựng, tải trọng công trình (tiếng Anh: loads and actions) là các tác động vào công trình xây dựng, dưới dạng lực (tải trọng), và các tác động khác không phải là lực như (chênh lệch nhiệt độ, biến dạng cưỡng bức).

Tải trọng là gì?

Tải trọng (loads) là các tác động, dưới dạng lực thật sự, từ bên ngoài đặt vào hay trọng lượng của bản thân kết cấu công trình, mà kết cấu công trình phải mang.
Chênh lệch nhiệt độ giữa các phần của kết cấu, biến dạng cưỡng bức của các phần kết cấu. Tuy không phải là tác động dưới dạng lực nhưng chúng cũng là những dạng đặc biệt của tải trọng công trình. Vì ảnh hưởng của chúng đến kết cấu công trình là như nhau. Đó là cùng làm cho kết cấu phát sinh ra nội lực kháng lại chúng.

Phân loại tải trọng

Có nhiều loại lực tác động vào kết cấu công trình, ứng với mỗi loại là các loại tải trọng:

  • Tải trọng tĩnh,
  • Tải trọng động,
  • Tải trọng gió,
  • Động đất.

Tải trọng gió là lực đẩy ngang của gió, tác động vào công trình xây dựng. Tải trọng gió là một loại tải trọng động đặc biệt.

Tải trọng gió của công trình

Tải trọng gió được tính toán dựa vào đâu?

Tải trọng gió được tính toán dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Vị trí địa lý của kết cấu: Vị trí địa lý của kết cấu ảnh hưởng đến tốc độ gió và hướng gió. Do đó, tải trọng gió sẽ khác nhau tùy theo vị trí địa lý của kết cấu.
  • Đặc tính hình học của kết cấu: Đặc tính hình học của kết cấu, bao gồm: kích thước, hình dạng và độ cao, cũng ảnh hưởng đến tải trọng gió.
  • Độ cao của kết cấu: Khi độ cao của kết cấu tăng lên, tốc độ gió và áp suất gió cũng tăng theo. Do đó, tải trọng gió cũng sẽ tăng theo độ cao của kết cấu.
  • Hệ số kháng gió: Hệ số kháng gió là một yếu tố quan trọng trong tính toán tải trọng gió. Nó phản ánh khả năng của kết cấu chịu được tác động của gió. Hệ số kháng gió phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và cấu trúc của kết cấu.

Các tiêu chuẩn thiết kế thường áp dụng các phương pháp tính toán khác nhau để xác định tải trọng gió. Trong các tiêu chuẩn này, tải trọng gió được tính toán bằng cách sử dụng các phương trình toán học và mô hình tính toán. Các tiêu chuẩn phổ biến được áp dụng trong thiết kế kết cấu giàn không gian bao gồm: Eurocode, ASCE 7, IBC, BS EN 1991-1-4 (cũ).

Chi tiết các tiêu chuẩn trong tính tỉ trọng gió

Download: Tiêu chuẩn TCVN 2737 – 2020

Trong tiêu chuẩn TCVN 2737:2020, tải trọng gió đã thay đổi cách tính toán theo EN 1991-1-4. Không giải bài toán kết cấu chịu tác động của hai thành phần Gió tĩnh và Gió động. Mà TCVN 2737:2020 sử dụng hệ số gió giật Gust (Gf) để tính toán lực.
W = 1,2.(W0.k.c).(Gf.Iw) (22)

Bản quyền Copyright © 2011 cong trinh thep.

Địa chỉ: Thôn Tân Sơn 2 , Xã Tân Dĩnh , Huyện Lạng Giang , Tỉnh Bắc Giang. Văn Phòng: Minh Khai - Hà Nội

Điện thoại: 0966.357.123

congtrinhthepviet@gmail.com