Bài giảng Kết cấu thép theo Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 và AASHTO LRFD

Thông qua bài giảng Kết cấu thép theo Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 và AASHTO LRFD bạn sẽ được tìm hiểu các thông tin liên quan với  chương sau:

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP

Đặc điểm và phạm vi sử dụng của kết cấu thép: Kết cấu thép có khả năng chịu lực lớn, thích hợp với thi công lắp ghép và có khả năng cơ giới hoá cao trong chế tạo. Các cấu kiện thép dễ được sản xuất hàng loạt tại xưởng với độ chính xác cao.

Cơ sở thiết kế kết cấu thép theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 áp dụng theo Sức kháng > Hiệu ứng tải trọng. Thông qua nhiều năm phát triển thì mong muốn xây dựng và cung cấp một miền an toàn hợp lý, dựa trên các ý kiến đóng góp trong phân tích hiệu ứng của tải trọng và cường độ của vật liệu sử dụng.

bai-giang-ket-cau-thep-theo-tieu-chuan-22-tcn-272-05-va-aashto-lrfd

Chương 2: LIÊN KẾT TRONG KẾT CẤU THÉP

Có hai loại liên kết hiện nay thường được sử dụng đó là liên kết đinh (đinh tán, bu lông, chốt…) và liên kết hàn (các mối nối). Mặt khác thông qua chương này bạn cũng sẽ được tìm hiểu theo từng trường hợp chịu lực khác nhau mà qua đó thành các liên kết đơn giản hay liên kết chịu lực đúng tâm, và liên kết chịu lực lệch tâm.

Chương 3: CẤU KIỆN CHỊU KÉO

Cấu kiện chịu kéo thường gặp trong các khung ngang và giằng dọc của hệ dầm cầu cũng như trong các cầu giàn, cầu giàn vòm. Dây cáp và thanh treo trong cầu treo và cầu dây văng cũng là những cấu kiện chịu kéo. Điều quan trọng là phải biết cấu kiện chịu kéo được liên kết với các cấu kiện khác trong kết cấu như thế nào. Nói chung, đây là các chi tiết liên kết quyết định sức kháng của một cấu kiện chịu kéo và chúng cần được đề cập trước tiên.

Chương 4: CẤU KIỆN CHỊU NÉN

Cấu kiện chịu nén là cấu kiện chỉ chịu lực nén tác dụng dọc theo trục của cấu kiện và gây ra ứng suất đều trên mặt cắt ngang. Ứng suất đều này là điều kiện lý tưởng vì luôn luôn có sự lệch tâm nào đó của lực tác dụng đối với trọng tâm mặt cắt cấu kiện. Mô men uốn tác dụng thường nhỏ và ít quan trọng. Loại cấu kiện chịu nén phổ biến nhất là cột.

Cấu kiện chịu nén xuất hiện trong giàn, các khung ngang và hệ giằng dọc, nơi mà độ lệch tâm là nhỏ và uốn thứ cấp có thể được bỏ qua.

Chương 5: MẶT CẮT CHỮ I CHỊU UỐN

Các mặt cắt I chịu uốn là các cấu kiện chịu tải trọng ngang vuông góc với trục dọc của chúng chủ yếu trong tổ hợp uốn và cắt. Trong hầu hết các dầm cầu được sử dụng, lực dọc trục thường nhỏ và không được xét đến. Nếu lực dọc trục lớn đáng kể thì mặt cắt ngang phải được xem là một dầm cột. Nếu tải trọng ngang là lệch tâm so với trọng tâm cắt của mặt cắt ngang thì phải xét đến uốn và xoắn kết hợp.

Nội dung chương này được giới hạn cho ứng xử cơ bản và thiết kế các mặt cắt dầm I thẳng tuyệt đối bằng thép cán hoặc thép tổ hợp trong nhà máy, đối xứng qua trục thẳng đứng trong mặt phẳng vách và chủ yếu chịu uốn.

Chương 6: MẶT CẮT CHỮ I CHỊU CẮT

Khi vách của một mặt cắt chữ I chịu lực cắt tác dụng tăng dần trong mặt phẳng của nó, lý thuyết dầm biến dạng nhỏ có thể được sử dụng để dự đoán cường độ chịu cắt cho đến khi tải trọng oằn tới hạn được đạt tới. Nếu vách được tăng cường, cường độ chịu cắt bổ sung sau mất ổn định do hiệu ứng của trường kéo sẽ có mặt cho tới khi vách bị chảy.

Chương 7: NEO CHỐNG CẮT

Để phát triển cường độ chịu uốn toàn phần của một cấu kiện liên hợp, lực cắt nằm ngang phải được tiếp nhận ở mặt tiếp xúc giữa dầm thép và bản bê tông. Để chịu lực cắt nằm ngang tại mặt tiếp xúc, các neo được hàn vào bản biên trên của dầm thép và sẽ được đổ liền khối với bản bê tông. Các neo chống cắt này có những dạng khác nhau.

Chương 8: SƯỜN TĂNG CƯỜNG

Vách đứng của các mặt cắt thép cán định hình có kích thước đảm bảo cho chúng có thể đạt tới ứng suất chảy khi chịu uốn và khi chịu cắt mà không bị mất ổn định. Điều này không xảy ra với nhiều mặt cắt chữ I tổ hợp và để ngăn ngừa mất ổn định, các vách đứng của dầm phải được tăng cường. Cả sườn tăng cường ngang và sườn tăng cường dọc đều có thể được sử dụng để nâng cao cường độ của vách.

Những thông tin về kết cấu thép theo Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 và AASHTO LRFD bản đầu đủ các bạn có thể tham khảo tại đây!.

Bản quyền Copyright © 2011 cong trinh thep.

Địa chỉ: Thôn Tân Sơn 2 , Xã Tân Dĩnh , Huyện Lạng Giang , Tỉnh Bắc Giang. Văn Phòng: Minh Khai - Hà Nội

Điện thoại: 0966.357.123

congtrinhthepviet@gmail.com