Các loại đường hàn trong kết cấu thép

Trong kết cấu thép, các loại đường hàn chủ yếu là đường hàn đối đầu và đường hàn góc với những đặc điểm riêng biệt. Bên cạnh đó, có thể chia đường hàn thành nhiều loại khác nhau giữa trên công dụng, vị trí không gian hay địa điểm chế tạo.

Dựa trên cấu tạo, đường hàn có thể chia thành các loại sau:

– Đường hàn đối đầu

Đường hàn đối đầu liên kết trực tiếp hai cấu kiện cùng nằm trong một mặt phẳng. Đường hàn nằm ở khe hở nhỏ giữa hai cấu kiện cần hàn đặt đối đầu nhau. Khe hở này còn có tác dụng để các chi tiết hàn biến dạng tự do khi hàn, tránh cong vênh. Đường hàn đối đầu có thể thẳng góc hoặc xiên góc với trục của cấu kiện.

cac-loai-duong-han-trong-ket-cau-thep

Đường hàn đối đầu

Khi hàn các bản thép dày, để có thể đưa que hàn xuống sâu, đảm bảo sự nóng chảy trên suốt chiều dày bản thép cần gia công méo của bản. Hình thức gia công mép và kích thước khe hở phụ thuộc chiều dày bản thép.

Đường hàn đối đầu có ưu điểm là truyền lực tốt, đường lực không bị dồn ép uốn cong, nên ứng suất tập trung rất nhỏ. Đường hàn được coi như phần kéo dài của thanh cơ bản nên làm việc giống như thanh cơ bản. Cường độ tính toán của đường hàn đối đầu phụ thuộc vào vật liệu que hàn và phương pháp kiểm tra chất lượng đường hàn.

– Đường hàn góc

Đường hàn góc nằm ở góc vuông tạo bởi hai cấu kiện cần hàn. Tiết diện đường hàn là một tam giác vuông cân, hơi phồng ở giữa, cạnh của tam giác gọi là chiều cao đường hàn.

cac-loai-duong-han-trong-ket-cau-thep-1

Đường hàn góc

Đường hàn góc cạnh khi truyền lực thì hướng của đường lực trong liên kết thay đổi phức tạp. Ứng suất phân bố không đều theo chiều rộng, chiều dài của bản thép cũng như dọc theo đường hàn.

Đường hàn góc cạnh chịu đồng thời cả ứng suất cắt và uốn. Đường hàn góc đầu truyền lực đều theo bề rộng của liên kết nhưng trong đường hàn lực bị uốn cong và dồn ép ở phía chân đường hàn, vì vậy tại đây ứng suất tập trung rất lớn. Khi làm việc, đường hàn góc đồng thời chịu cả cắt, kéo, uốn.

cac-loai-duong-han-trong-ket-cau-thep-2

Ở một khía cạnh khác, có thể phân loại đường hàn theo công dụng và vị trí không gian. Theo công dụng có đường hàn chịu lực và đường hàn không chịu lực. Theo vị trí trong không gian có đường hàn nằm, đường hàn đứng, đường hàn ngang và đường hàn ngược. Chia theo địa điểm chế tạo bao gồm đường hàn nhà máy và đường hàn công trường.

Bản quyền Copyright © 2011 cong trinh thep.

Địa chỉ: Thôn Tân Sơn 2 , Xã Tân Dĩnh , Huyện Lạng Giang , Tỉnh Bắc Giang. Văn Phòng: Minh Khai - Hà Nội

Điện thoại: 0966.357.123

congtrinhthepviet@gmail.com