Các loại dầm thép và đặc trưng cơ bản

Điểm tên các loại dầm thép được phân chia theo sơ đồ kết cấu, công dụng hay cấu tạo tiết diện cùng đặc trưng cơ bản của các loại dầm giàn thép.

Các loại dầm thép phân chia theo đồ kết cấu

– Dầm đơn giản: có 1 nhịp

– Dầm liên tục: có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau.

– Dầm có mút thừa

– Dầm congxon

Phân chia theo công dụng

– Dầm sàn

– Dầm cầu

– Dầm cầu chạy

– Dầm cửa van

Theo cấu tạo tiết diện

Dầm hình tiết diện chữ I: Thích hợp để làm dầm chịu uốn phẳng

cac-loai-dam

Dầm hình tiết diện chữ CThường được sử dụng cho dầm chịu uốn xiên Mx và My (xà gồ mái nhà) hoặc làm dầm tường, dầm sàn khi vượt nhịp bé và chịu tải trọng nhỏ

Theo cấu tạo tiết diện

Dầm tổ hợp liên kết hàn (dầm hàn):  liên kết bản bụng và bản cánh dầm bằng hàn. Loại dầm này được sử dụng phổ biến do chế tạo đơn giản, không tốn vật liệu cho các chi tiết phụ.

Dầm tổ hợp liên kết bulông (dầm bulông): liên kết bản bụng và bản cánh dầm bằng bulông. Bản cánh gồm 2 phần: bản đậy và thép góc bản cánh.

Dầm tổ hợp liên kết đinh tán (dầm đinh tán): liên kết bản bụng và bản cánh dầm bằng đinh tán. Mặc dù chế tạo phức tạp và tốn vật liệu để làm các chi tiết phụ (thép góc bản cánh, bulông) nhưng dầm đinh tán có khả năng chịu tải trọng động tốt hơn dầm hàn. Chính vì thế, nó thích hợp để làm dầm vượt nhịp lớn và chịu tải trọng lớn.

Bản quyền Copyright © 2011 cong trinh thep.

Địa chỉ: Thôn Tân Sơn 2 , Xã Tân Dĩnh , Huyện Lạng Giang , Tỉnh Bắc Giang. Văn Phòng: Minh Khai - Hà Nội

Điện thoại: 0966.357.123

congtrinhthepviet@gmail.com